Khi những đợt rét cứ triền miên ùa về trên những cánh rừng bao la nơi
đại ngàn, chúng tôi đến với "Cổng trời" Mường Lống sau hơn 3 tiếng đồng
hồ vật lộn với bao con dốc cao từ "thủ phủ" Mường Xén. Sáng tinh sương,
dọc hai bên đường, hoa ban, hoa mận đã nở trắng xóa.
Nằm dưới chân đỉnh Phuxai laileng, xã Na
Ngoi (Kỳ Sơn) là nơi đông đồng bào Mông sinh sống. Ngoài ra có một ít
người Thái và kh'Mú. Họ là những cộng đồng trên núi cao nhưng rất yêu
thích văn nghệ và những hoạt động thể thao truyền thống.Hàng năm, cứ sau
lễ thăm mộ vào mồng một Tết, người Mông nô nức vào hội Xuân. Trai gái
xúng xính đi xem hội đấu bò.
Huyện vùng cao Kỳ Sơn những ngày cuối năm, trong cái hanh hao của
tiết trời sang xuân, từ thủ phủ Mường Xén đến tận các bản làng xa xôi,
tất cả như đang được khoác lên mình chiếc áo xuân đầy màu sắc, của những
cành đào, ruộng cải và cả sự tất bật, nhộn nhịp của người dân chuẩn bị
đón tết…
Nằm bên dòng suối Nhị thuộc xã Hữu Lập
(Kỳ Sơn), bao đời nay người dân bản Na có một cuộc sống thanh bình, no
đủ. Cùng với đó, bản Na còn được biết đến bởi đây là một trong những bản
làng lưu giữ những nét đẹp văn hóa cổ của người dân tộc Thái.
Dịp này, lên huyện vùng cao biên giới
Kỳ Sơn, hầu hết khách miền xuôi đều mua về một ít khoai sọ để ăn hoặc
làm quà. Bởi hiện nay đang là thời điểm chính của vụ thu hoạch, khoai sọ
đang ở thời điểm ngon và nhiều tinh bột nhất.
Theo truyền thuyết, công chúa La Bình, con gái Sơn Tinh và
Mỵ Nương, cháu ngoại vua Hùng là người giàu tâm đức và tài năng. Nàng thích chu
du khắp núi rừng để bảo ban dân lành, giúp bản làng có cuộc sống yên vui. Khi
nàng qua đời được bà con 9 bản, 10 mường suy tôn là Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ của núi
rừng) và lập miếu thờ tại bản Na Lượng, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn ngày nay.